Hotline : 0383128128

Địa chỉ : 20 Hồ Tùng Mậu, Mai Dịch, Q.Cầu Giấy, Hà Nội.

CÔNG DỤNG CÂY NGẢI CỨU

Viết tiếp câu chuyện về Cây ngải cứu (Artemisia vulgaris) có nhiều tác dụng quý Đông y trong chữa trị các bệnh liên quan đau nhức xương khớp, cảm mạo, côn trùng và muỗi đốt…

Cây ngải cứu còn có tên gọi khác là cây thuốc cứu hay cây ngải diệp. Tên khoa học của ngải cứu là Artemisia vulgaris, thuộc họ cúc asteraceae. Ngải diệp là cây thân thảo, sống lâu năm, ưa độ ẩm, rất dễ trồng.

Đông y thường sử dụng phần lá non của cây làm thuốc ôn khí huyết, trục hàn thấp, điều kinh… Trong cây có chứa tinh dầu với hàm lượng 0.2 – 0.34%, chủ yếu là chất cineol.

Đặc điểm cây ngải cứu:

Cây ngải diệp cao khoảng 0.4 – 1m, cảnh non thường có lông li ti. Thân cây có nhiều rãnh dọc. Lá ngải không có cuống, mọc so le, hai mặt lá có màu khác nhau. Mặt trên màu lục sẫm, nhẵn trong khi mặt dưới có nhiều lông nhỏ màu trắng tro. Vò nát lá ngải diệp có mùi thơm hắc: Cụm hoa hình đầu nhỏ, màu vàng lục nhạt, mọc tập trung thành từng chùm kép ở đầu cành. Quả cây nhỏ, không có túm lông. Cây ngải diệp thường mọc thành cụm.

Vào mùa xuân, cây đẻ nhánh và sinh trưởng rất nhanh. Cuối mùa hè, cây bắt đầu nở hoa, kết hạt và phát tán hạt. Mùa đông, phần thân trên mặt đất thường lụi đi, phần rễ cây vẫn tồn tại và tiếp tục sinh trưởng vào mùa xuân năm sau.

Lá và ngọn cây ngải cứu thường được dùng để ăn hoặc sắc thuốc. Ngải diệp phơi khô, tán bột vụn rây lấy phần lông trắng và tơi gọi là ngải nhung. Đông y thường dùng ngải nhung làm thuốc châm cứu.

Sự phân bố của Ngải diệp:

Ngải cứu có nguồn gốc ôn đới ở châu Âu, châu Á, bắc Phi, Alaska và bắc Mỹ. Trong đó, một số vùng coi nó là cỏ dại xâm lấn. Thuốc cứu mọc hoang ở khắp các vùng miền trên cả nước. Người ta thường trồng ngải diệp quanh nhà dùng làm chế biến món ăn và làm thuốc.

Thời điểm tốt nhất thu hoạch cành và lá thuốc ngải cứu là vào tháng 6. Mùa xuân, bạn có thể trồng thuốc cứu bằng đoạn thân cành mọc sát mặt đất hoặc cây con. Đất trồng ngải diệp thích hợp là đất ẩm, mát, nhiều mùn, không bị ngập úng. Đào hố hoặc vun luống, rạch hàng trồng cây cách cây 25cm – 30cm.
Cây ngải cứu có đặc tính sinh trưởng rất mạnh. Cây có thể mọc ở nhiều loại đất, nhiều địa hình và các vùng khí hậu khác nhau. Trong cả những môi trường sống khô hạn hoặc bán khô hạn, cây vẫn có thể phát triển và sinh trưởng tốt.

Có nhiều tác dụng chữa bệnh trong Đông y:

Cây ngải diệp rất thông dụng trong cuộc sống hàng ngày, bởi nó vừa dễ ăn lại dễ tìm và có nhiều công dụng hỗ trợ điều trị bệnh như: điều hòa kinh nguyệt, an thai, lưu thông máu lên não, cầm máu, trị mụn, đau đầu… Đặc biệt, chị em phụ nữ sử dụng ngải diệp có tác dụng làm đẹp da, trị sẹo, lưu thông tuần hoàn máu.

– Ngải cứu chữa đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt: Ngải cứu có tính ấm, có tác dụng điều hòa khí huyết và trị chứng kinh nguyệt không đều, kinh kéo dài, thống kinh. Tác dụng của cây ngải cứu giảm các cơn đau gây nên cơn đau bụng khi hành kinh do: Khí huyết ứ trệ, máu không lưu thông gây chèn ép lên các bộ phận khác trong cơ thể dẫn đến những cơn đau bụng khó chịu diễn ra trước, trong và sau kinh nguyệt. Tác dụng lưu thông khí huyết của ngải diệp giúp kinh nguyệt ổn định.

– Ngải cứu điều trị bệnh hệ tiêu hóa: Các nhà khoa học đã tìm thấy trong ngải diệp có chứa glucoside có tính axit, hỗ trợ việc thải các chất độc có trong gan và túi mật. Vì vậy, cây ngải cứu có công dụng điều trị bệnh vàng da do suy gan và các rối loạn ở túi mật gây ra. Ngoài ra, ngải cứu còn hỗ trợ quá trình tiêu hóa bằng cách tăng nồng độ axit dạ dày, giảm bớt đau bụng, đầy hơi, tăng cường sự thèm ăn.

Trong ngải diệp còn chứa chất chamazulene – một chất chống viêm tự nhiên hoạt động như thuốc nhuận tràng và giúp hệ tiêu hóa hoạt động bình thường. Ngải diệp là phương pháp tự nhiên để chống giun sán, giun kim và giun tròn.

– Tăng cường hệ thống miễn dịch: Theo Đông y, ngải diệp có tính hàn, vị cay, đặc tính có lợi cho việc tăng cường hệ miễn dịch. Ăn ngải diệp giúp bạn loại bỏ các độc tố trong cơ thể, chống sốt và nhiễm trùng. Ngoài ra, ngải diệp kết hợp với bạc hà có thể điều trị cúm, sốt và ngộ độc thực phẩm. Các đặc tính khử trùng của ngải diệp giúp tiêu diệt virus và vi khuẩn trong dạ dày.

Ngải cứu có chứa absinthin – Chất được coi là một loại thuốc giảm đau có chất gây mê có ảnh hưởng đến não để thúc đẩy sự thư giãn và loại bỏ căng thẳng, lo lắng. Nếu sử dụng ngải cứu đúng cách sẽ có lợi trong việc điều trị chứng đau nửa đầu và điều tiết khí.

– Tác dụng chữa đau xương khớp: Theo Đông y, cây lá ngải chứa nhiều tinh dầu và các chất kháng khuẩn tự nhiên có tác dụng giảm đau hiệu quả. Ngải cứu còn chứa rất nhiều cineol, chất kháng khuẩn tự nhiên và thuyon, dehydro matricaria este, tetradecatrilin, tricosanol… giúp làm giảm các cơn đau thần kinh.

Nhang ngải cứu tự nhiên Bách Chi

Nhang ngải cứu tự nhiên Bách Chi

Theo y học hiện đại, ngải diệp chứa nhiều chất tamin có tác dụng giảm đau, giãn cơ, tăng cường sự đàn hồi của dây chằng giúp khớp xương vận động linh hoạt. Sử dụng ngải diệp hỗ trợ điều trị các bệnh như:
+ Đau nhức xương khớp
+ Gai cột sống
+ Đau lưng
+ Đau vai gáy
+ Đau khớp gối…

Ngoài ra, ngải diệp còn có tác dụng kích thích, tăng cường cơ bắp và sức đề kháng cho cơ thể bởi trong ngải cứu có chứa các thành phần thujone, tanacetone, azulene và cadinene. Uống trà ngải cứu thường xuyên có tác dụng lưu thông mạch, giảm viêm sưng, chống lại được nhiều bệnh tật.

– Tác dụng của ngải cứu với bà bầu: Trong thời kỳ mang thai, nếu bà bầu ăn ngải cứu với tần suất phù hợp, từ 1 đến 2 lần trong tuần thì không ảnh hưởng gì đến sức khỏe mẹ và bé. Ngải diệp có tác dụng xoa dịu những cơn đau cơ, giúp tuần hoàn máu, giảm cơn đau vùng bụng và được sử dụng trong một số bài thuốc dành cho người bị động thai hay sảy thai liên tiếp.

– Tác dụng chữa lành vết thương ngoài da: Những loại dầu chiết xuất từ ngải cứu, tinh dầu ngải cứu, được coi như một chất chống viêm, một loại dầu sử dụng khi cơ bắp đau. Ngoài ra, chúng còn hỗ trợ trong việc chữa lành vết thương, vết bầm tím, vết cắt, bong gân, viêm loét và côn trùng cắn. Ngải diệp có chứa chất chống oxy hóa mạnh bảo vệ da khỏi nguy cơ bị lão hóa, phá vỡ các mô sẹo. Do đó tinh dầu ngải cứu không chỉ trị sẹo mụn trứng cá hiệu quả mà còn hỗ trợ điều trị của sẹo lồi.

– Tác dụng làm đẹp da: Ngải cứu có tác dụng làm đẹp với mọi làn da: Nó làm mềm và giữ ẩm cho da khô rất tốt. Với những chị em có làn da nhờn, ngải cứu lại có tác dụng phân giải chất béo, loại trừ những cặn bã bám trên da, nên nó là chất làm sạch da rất tốt.

Trong ngải cứu có tanin – là chất có tác dụng giúp ngăn ngừa các vết chàm, mụn nước nhỏ và một số chứng bệnh viêm da khác. Mặt khác, ngải diệp còn chứa một số hoạt chất giúp xúc tiến tuần hoàn máu toàn thân. Nhờ vậy, quá trình trao đổi chất cơ thể được cải thiện, giúp cho da được nuôi dưỡng tốt, vết thương mau lành và nhanh lên da non.

ngaitrilieu

Điếu ngải cứu tự nhiên dùng để hơ huyệt?

Điếu ngải cứu tự nhiên Bách Chi

Nhang ngải Bách Chi

Ngaicuu.com chuyên cung cấp các các sản phẩm ngải tự nhiên Bách Chi, Điếu ngải cứu được sản xuất hoàn toàn thủ công từ ngải nguyên chất. Khi đốt lên là mùi ngải tự nhiên không gây khó chịu cho người sử dụng; nhất là các Thầy Thuốc, các học viên, các hộ gia đình hay phải sử dụng ngải.

Đặt mua ngải tự nhiên Bách Chi online, ship tận nơi.

?20 Hồ Tùng Mậu, Mai Dịch, Cầu Giấy, HN.

0934.128.128 / 0383.128.128

?ngaicuu.com