Ngải cứu là gì?

Theo từ điển tiếng Việt

Ngải (danh từ) là cây thân cỏ cùng họ với gừng, lá to dài, có cuống ngắn, hoa màu vàng, củ dùng làm thuốc. Thuốc có phép mê hoặc người khác, theo mê tín.

Điếu ngải cứu là gì?

Cứu (Động từ) làm cho thoát khỏi mối đe doạ sự an toàn hoặc sự sống còn, cứu mạng, đánh giặc cứu nước
trị bệnh cứu người. chữa bệnh bằng cách đốt nóng các huyệt trên da, theo đông y kĩ thuật châm và cứu

Ngải cứu là cây thân cỏ thuộc họ cúc, lá khía sâu, mặt trên nhẵn màu lục sẫm, mặt dưới màu tro, dùng làm thuốc.

Châm cứu: châm kim (châm) hay đốt nóng (cứu) ở các huyệt trên da để chữa bệnh theo đông y (nói tổng quát)
môn châm cứu.

Như vậy Ngải cứu là một loại cây dùng làm thuốc, áp dụng chủ yếu trong kỹ thuật cứu ngải tức sử dụng riêng điếu ngải cứu để hơ nóng trên huyệt hoặc vùng da cơ thể người. Hoặc ngải dùng trong kỹ  thuật châm cứu tức châm kim và dùng ngải để hơ nóng trên kim.

Điếu ngải cứu là gì?

Điếu ngải là lá ngải cứu phơi, sấy, nghiền nát, được cuộn lại thành hình điếu, khi dùng đốt nóng và tác động trực tiếp vào huyệt đạo của con người, chữa được nhiều bệnh.

Hơ điếu ngải cứu

Hơ điếu ngải cứu

Các thầy thuốc Đông y nói về khả năng chữa bệnh của điếu ngải như sau: Bất cứ bệnh gì nếu dùng châm cứu có thể chữa trị được thì điếu ngải cũng vậy.

Cách làm điếu ngải chữa bệnh

Có thể tự làm điếu ngải để chữa bệnh không?

Hoàn toàn có thể. Cách làm hết sức đơn giản như sau: Lấy lá ngải cứu đem đi rửa sạch rồi phơi khô, sau đó vò nát. Sau khi loại bỏ cành cuống thì thứ còn lại đựơc gọi là ngải nhung. Đem ngải nhung cuốn thành những điếu như điếu thuốc lá kích thước tùy ý và khi dùng chỉ cần đốt nóng rồi tác động đến các huyệt đạo là được.

Thành phần của nhang ngải cứu

– Ngải cứu được phơi khô, tán nhỏ lấy phần lông trắng gọi là Ngải Nhung, đặc chế dùng làm mồi cứu.
– Tinh dược bí truyền.
– Hương liệu dược thảo.

Tác dụng hương ngải cứu

Ngải Nhung dùng làm mồi ngải cứu dạng nhang ngải và dùng để hơ lên các huyệt đạo để điều trị các chứng như:
– Thần kinh tọa, đau khớp gối.
– Đau lưng, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm.
– Chứng liên quan tới vùng phổi: Tức ngực khó thở, hụt hơi.
– Bại liệt chân, tay do tai biến mạch máu não.
– Đau vai gáy, đau cánh tay không nhấc lên được.
– Phụ khoa của nữ, nam.
+ Nữ: Giúp sạch vùng phụ khoa, tăng khả năng hưng phấn. Giúp các bạn trẻ đã lập gia đình hấp dẫn hơn với các đức lang quân…giải quyết chứng lãnh cảm của phụ nữ tuổi ngoài 50.
+Nam: Giải quyết chứng yếu sinh lí.
– Đầy hơi dạ dày và một số chứng khác…

Cách chữa bệnh bằng điếu ngải

Điếu ngải sau khi đốt sẽ tạo thành tính nóng ấm cao, tác động đến huyệt giúp khí huyết lưu thông mạnh, từ đó giảm đau, giảm sưng, giảm mỏi, giải độc, làm mềm chỗ cứng, làm tan máu tụ… bệnh tình nhờ vậy mà thuyên giảm nhanh chóng.

Dùng điếu ngải chữa nhiều căn bệnh thường gặp trong cuộc sống

Có 4 cách đốt điếu ngải chữa bệnh như sau:

Cứu ấm: Hơ điếu ngải lên huyệt đến bao giờ bệnh nhân cảm thấy dễ chịu;

Cứu mổ cò: Đưa điếu ngải gần sát da đến bao giờ bệnh nhân cảm thấy nóng;

Cứu điếu ngải xoay tròn: Đưa điếu ngải lên gần huyệt, bao giờ cảm thấy đủ ấm thì di chuyển theo vòng tròn từ hẹp ra rộng, đến khi thấy nóng nhiều ở vùng muốn cứu là được;

Cứu điếu ngải trực tiếp: Dùng điếu ngải rà trên vùng da cách 1 – 2cm để tìm điểm nóng rát, khi da nóng nát như bị bỏng thì nhấc lên, thực hiện liên tục khoảng 2 – 5 lần.

Để điếu ngải chữa bệnh hiệu quả nên được thực hiện bởi những người có kinh nghiệm và am hiểu về vị trí các huyệt đạo nếu không rất dễ gây bỏng rát cho da.

Lưu ý khi sử dụng phương pháp châm cứu bằng ngải cứu

Điếu ngải cứu tự nhiên Bách Chi

  • Thầy thuốc khi cứu cần lựa chọn tư thế đúng, phù hợp, bộc lộ rõ phần được cứu. Tốt nhất, vùng được cứu cần hướng lên trên, mặt da nằm ngang.
  • Bệnh nhân cần phải thoải mái trong suốt thời gian cứu.
  • Khi cứu, thầy thuốc cần tập trung vào điếu ngải và vị trí cần cứu. Tránh làm bỏng, rơi tro cứu lên người bệnh. Tốt nhất nên đặt tay còn lại cùng với mặt da người bệnh để cảm nhận độ nóng. Đặc biệt tại các vùng da mặt, vùng gần khớp. Nếu bị bỏng có thể gây mất thẩm mỹ, mất chức năng do sẹo.
  • Thời gian cứu chỉ từ 2 – 3 phút/huyệt. Không nên lạm dụng cứu quá nhiều ở 1 huyệt.
  • Một số đối tượng có da mẫn cảm, đái tháo đường chưa kiểm soát nên hạn chế sử dụng.
  • Tránh gió và nước khoảng 2 tiếng sau khi thực hiện phép cứu.

Cứu ngải (châm cứu bằng điếu ngải cứu) là phương pháp điều trị bệnh độc đáo và có từ lâu đời của y học cổ truyền. Lợi dụng sức nóng kích thích vào các huyệt vị, giúp khai thông kinh lạc, điều hoà khí huyết. Bài viết nêu lên nguồn gốc, ý nghĩa và một số kỹ thuật, lưu ý khi ứng dụng phép cứu trong điều trị bệnh.

ngaicuu.com