Hotline : 0383128128

Địa chỉ : 20 Hồ Tùng Mậu, Mai Dịch, Q.Cầu Giấy, Hà Nội.

Túc Tam Lý là nơi hội tụ của 3 phủ: Đại Trường. Vị và Tiểu Trường. Vì vậy nên gọi là Tam Lý. Dù thuyết nào đi nữa, nó cũng là huyệt chủ yếu của dưỡng sinh

PHÉP CỨU DƯỠNG SINH HUYỆT TÚC TAM LÝ

Ngải cứu huyệt Túc tam lý để trường xuân

Ngải cứu huyệt Túc tam lý để trường xuân

– Túc có nghĩa là chân.

– Tam có nghĩa là ba.

– Lý có nghĩa là dặm, ở đây có nghĩa là thốn.

– “Tam lý” nói đến vị trí của huyệt, bên dưới huyệt “Độc tỵ” ba thốn nằm ở chân nên gọi là Túc Tam Lý.

Túc Tam Lý còn có tên Hạ Lăng, Quỉ Tá, Hạ Tam Lý.

Vị trí huyệt : là huyệt thứ 36 thuộc Kinh Vị

Dưới Độc Tỵ 3 thốn, ở mép ngoài cẳng chân hoặc dưới đầu gối 3 thốn, ở ngoài xương ống chân trong chỗ nổi lên của 2 đường gân lớn. 

Công hiệu: điều hòa khí huyết, an thần dưỡng tâm và tăng tuổi thọ.

Cách xác định huyệt Túc tam lý

Bổn huyệt là huyệt dưỡng sinh vì nó là huyệt chủ về khí huyết của đường kinh vị thống trị cả ba vùng: thượng, trung và hạ tiêu.

 Liều lượng: dùng ngải cứu (đốt trực tiếp) mỗi lần từ 3 — 7 tráng, hoặc nhang ngải cứu thì từ 10 đến 15 phút.

 

Mỗi lần hơ điếu ngải xuống vị trí huyệt thấy nóng thì nhấc lên được gọi là một tráng. Thông thường mỗi huyệt cứu từ 3 đến 7 tráng cho mỗi lần cứu, ngày cứu 1 lần. Cứu cách gừng

HUN CỨU Ở HUYỆT TÚC TAM LÝ ĐỂ PHÒNG BỆNH VÀ NÂNG CAO SỨC KHỎE

Kinh nghiệm ở Nhật Bản, người ta đã dùng nó để phòng ngừa bệnh tật, tăng gia sức khỏe và sống lâu. Vì vậy trong nhân gian người ta thường hay nhắc nhở đến những câu tục ngữ như : “Nhược yếu an, Tam lý thường bất càn” có nghĩa là muốn được bình yên vô sự thì huyệt Tam lý ở chân không để cho nó khô, ý nói phải cứu Tam lý chuyên cần, và “Tam lý cứu bất tuyệt, nhất thiết tại bệnh tức” nghĩa là năng cứu ở huyệt Tam lý thì những bệnh khó chữa sẽ phải bị tiêu diệt.

Hơ ngải dưỡng sinh Túc tam lý

Hơ ngải dưỡng sinh Túc tam lý

Sách “Cứu pháp y học nghiên cứu” của bác sĩ Nhật Hara (Nguyền Chí Miễn Thái Lang) có trích dẫn ở sách “Danh gia mạn lục” của “Nhật bản đế quốc văn khố” một câu chuyện cứu huyệt Túc Tam lý mà được trường thọ đến những hơn 200 tuổi, trong đó có dạy rõ phép ấy. Nay xin được dịch ra đây để đọc giả nhàn lãm: “Người Bách Tính quận Tam Hà, tên Mãn Bình, sinh vào năm Nhâm Dần, niên hiệu Khánh Trưởng thứ 7, đến năm Bính Thân niên hiệu Khoan Chính thứ 8, tính ra được 194 tuổi. Sau đó vào đời Hương Bảo, nhân nhà vua có việc vui mừng, ông ta được triệu vào Giang Phủ để lãnh một số gạo của vua ban cho những người cao tuổi.

Hơn nửa thế kỷ sau, lúc ấy cũng là năm Bính Thìn nhân dịp gặp lệ Khánh Hạ và ông cũng được triệu vào Giang Phú như trước. Một vị thuộc quan bèn hồi ông ta: “Nhà ngươi chẳng hay có thuật gì lạ sở đĩ mới sống lâu như thế được ?” Ông ấy đáp : “Không có kỹ thuật gì cả, duy chỉ theo cái phép cứu Túc Tam lý tổ tiên đã truyền lại thôi. Phép cứu ấy cứ mỗi tháng từ mùng 1 đến mùng 8 cứu liên tục không nghỉ tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác không gián đoạn số lửa khác nhau như dưới đây :

Âm lịch Mùng 1 Mùng 2 Mùng 3 Mùng 4 Mùng 5 Mùng 6 Mùng 7 Mùng 8
Đàn ông 9t 10t 11t 11t 10t 9t 9t 8t
Đàn bà 8t 9t 11t 11t 9t 9t 8t 8t

Năm Khoan Chính thứ 8, ông Mãn Bình 194 tuổi, vợ 173 tuổi, cháu nội 103 tuổi, chắt nội trở xuống chưa được 100 tuổi thì rất nhiều. Và đến năm Nguyên Bảo thứ 15, hôm ấy là ngày 01⁄9 nhân dịp cầu Vĩnh Đại được sửa xong, ba cặp vợ chồng nhà ông Mãn Bình được hân hạnh đi thử qua cầu ấy lần đầu tiên, cứ xem tuổi của họ vào lúc đó thật không khỏi kinh ngạc”.

Ông Mãn Bình năm ấy 242 tuổi (sinh vào năm Khánh Trưởng thứ 7) Bà Mãn Bình 221 tuổi (sinh vào năm Nguyên Hòa thứ 9). Con trai là Mãn Cát 193 tuổi (sinh vào năm Thừa Khánh Nguyên Niên). Cháu nội là Mãn Tùng 183 tuổi (sinh vào năm Bửu Vĩnh thứ 4).

Qua câu truyện trên đây là căn cứ nguyên văn chép lại hư hay thực cũng khó mà biết rõ, dù sao nếu năng thực hành theo phương pháp cứu ở huyệt Túc Tam Lý nếu không được trường thọ như Mãn Bình thì ít ra trên kinh nghiệm lâm sàng cũng được khỏe mạnh, chiến đấu với già nua và giảm bớt được bệnh tật. Theo kinh nghiệm của tôi thì cứu huyệt vào buổi mai thường tốt hơn buổi chiều, những người da thịt rắn chắc, nên vo ngải cứu chỉ bằng hạt đậu xanh, nếu chịu nóng không nổi thì bằng hạt lúa nếp, đốt ở trên huyệt có lát gừng mong mỏng.

Trích “Châm cứu nóng bằng nhang ngải cứu Việt Nam
tác giả Trương Hữu Thành & Trương Thị Ánh Nhung.

Video cách xác định huyệt Túc tam lý

Cách hơ ngải cứu huyệt Túc tam lý

Điếu ngải cứu tự nhiên dùng để hơ huyệt?

Điếu ngải cứu tự nhiên Bách Chi

Nhang ngải Bách Chi

Ngaicuu.com chuyên cung cấp các các sản phẩm ngải tự nhiên Bách Chi, Điếu ngải cứu được sản xuất hoàn toàn thủ công từ ngải nguyên chất. Khi đốt lên là mùi ngải tự nhiên không gây khó chịu cho người sử dụng; nhất là các Thầy Thuốc, các học viên, các hộ gia đình hay phải sử dụng ngải.

Đặt mua ngải tự nhiên Bách Chi online, ship tận nơi.

?20 Hồ Tùng Mậu, Mai Dịch, Cầu Giấy, HN.

0934.128.128 / 0383.128.128

?ngaicuu.com